Cà phê và tách

Một nhóm bạn học nay thành đạt rủ nhau về thăm thầy cũ. Sau một hồi trò chuyện, họ bắt đầu kể lể, than phiền về những sức ép trong công việc cũng như trong cuộc sống. Nghe vậy, người thầy vào bếp lấy cà phê mời học trò cũ của mình.

Ông đem ra rất nhiều những chiếc tách khác loại: chiếc bằng sứ, chiếc bằng nhựa, chiếc thủy tinh, chiếc thì bằng pha lê, một vài chiếc trông rất đơn sơ, vài chiếc đắt tiền, vài chiếc khác lại được chế tác cực kỳ tinh xảo. Người thầy bảo những “người thành đạt” tự chọn tách và rót cà phê cho mình.

Sau khi mỗi người đều đã có một tách cà phê, người thầy đáng kính mới bắt đầu từ tốn: Continue reading

Những trang giấy trắng

Một buổi chiều muộn, khi những ánh hoàng hôn cuối cùng vừa tắt, trên bờ biển vắng, một cô gái trẻ một mình dạo bước trên cát với đôi bàn chân không. Cô dừng bước, quay nhìn đằng sau với ý muốn xem lại những dấu chân mình đã để lại trên cát. Nhưng không có gì, sóng đã xóa sạch. Cô định đi tiếp, song vừa quay lại cô đã phải giật mình hoảng hốt vì hình ảnh trước mặt: bên một đống lửa đang cháy, một bà già ngồi cuộn mình trong chiếc mền, chậm rãi lật từng trang một cuốn sách.

Cô gái cố trấn tĩnh, tiến lại gần bà lão và hỏi: “Bà từ đâu tới? Chỉ mới đây thôi, cháu không hề thấy bà? Bà làm cách nào mà đã nhóm được đống lửa này một cách nhanh chóng như vậy?”. Với giọng nói chậm rãi và rõ ràng, bà lão đáp, không nhằm vào câu hỏi của cô gái: “Hãy ngồi xuống đây với ta, con gái. Ta có cái này cho con xem”.

Cô gái ngồi xuống bên đống lửa, đón nhận cuốn sách từ tay bà lão thần bí. Cô tò mò lật giở cuốn sách và vô cùng sửng sốt khi đọc thấy những dòng chữ viết về cuộc đời mình, về tất cả những gì diễn ra với cô từ khi mới sinh ra cho đến lúc này. Cô đã đọc hết trang sách viết về cuộc gặp gỡ kỳ lạ giữa mình và bà lão bên đống lửa trên bãi biển vắng này. Lật sang trang tiếp theo, nhưng nó là trang giấy trắng. Cô vội vã tìm kiếm ở những trang còn lại, nhưng cũng không có một chữ nào, chúng hoàn toàn là những trang giấy trắng. Vô cùng hoang mang, với ánh mắt cầu cứu, cô nhìn bà lão: Continue reading

Những niềm vui nhỏ

Biết tận hưởng những niềm vui nhỏ trong cuộc sống: đó là một trong những bí quyết của hạnh phúc. Người Nhật Bản thường kể câu chuyện như sau:

Một người đàn ông nọ đi qua một cánh đồng, thình lình bị cọp đuổi… Anh ta chạy bán sống bán chết mà vẫn không tìm ra chỗ dung thân. Anh chạy mãi để rồi cuối cùng thấy mình đứng bên bờ vực thẳm. Phía sau lưng, con cọp vẫn không buông tha. Không còn biết làm gì nữa, người đàn ông phải lấy sức để đu lên một cành cây bắc qua vực thẳm. Nhìn xuống dưới thung lũng, anh ta lại thấy một con cọp khác cũng đang nằm chờ chực. Người đàn ông đáng thương chỉ còn niềm hy vọng duy nhất: đó là nằm chờ đợi cho đến khi hai thú vật mệt mỏi bỏ đi…

Chờ đợi trong lo sợ vẫn là cực hình lớn lao nhất đối với con người. Giữa lúc anh ta đang phải chiến đấu với sợ hãi và mệt mỏi, thì tình cờ bỗng có hai con chuột bỗng từ đâu xuất hiện trên chính cành cây anh đang đu vào. Hai con vật bắt đầu gặm nhấm lớp vỏ xung quanh cành cây. Bình thường, chuột là một trong những loài thú mà anh gớm ghiếc nhất vì sự dơ bẩn của nó. Tiếng kêu của nó cũng là một âm thanh làm cho lỗ tai anh khó chịu. Thế nhưng, trong cơn sợ hãi tột cùng này, người đàn ông bỗng nhìn thấy hai con chuột thật đáng yêu. Những hàm răng mũm mĩm của chúng trông dễ thương làm sao! Tiếng kêu của hai con vật cũng trở thành một âm thanh êm dịu hơn tiếng gầm thét của hai con cọp. Giữa lúc anh đang theo dõi từng động tác của hai con chuột, thì một con chim bỗng từ đâu bay lại, thả rớt trên cành cây một trái dâu rừng. Anh đưa tay nhặt lấy trái dâu và thưởng thức hương vị ngọt ngào của trái rừng bỗng nên thơ đáng yêu lạ lùng… Continue reading

Chỉ trăm bước nữa là thành công số một

Hồi đó tôi hai mươi lăm tuổi, thất nghiệp và đói. Đã nhiều lần tôi ở trong tình trạng như vậy tại Constantinople, tại Paris, tại Rome. Nhưng tại New York, ngay cái không khí người ta thở cũng có cái vị của hạnh thông mà thất nghiệp thì thật là tủi nhục.

Tôi hoàn toàn không biết xoay xở ra sao, điều đó chẳng có gì lạ. Tôi muốn kiếm ăn bằng ngòi bút nhưng lại không viết được bằng tiếng Anh, nên suốt ngày tôi lang thang ngoài phố, không phải vì thích sinh hoạt mà để bà chủ nhà khỏi bận mắt.

Một hôm, trên con đường 42, tôi đụng đầu với một người to lớn tóc hung hung. Tôi nhận ra liền: Féodoe Chaliapine, diễn viên Nga nổi tiếng. Hồi thiếu niên, đã nhiều lần tôi sắp hàng mua giấy hạng bét để nghe ông hát ở rạp Đế Quốc Hí Viện Moscow. Hồi làm báo ở Paris, có lần tôi đến phỏng vấn ông, tôi tưởng ông không nhận ra tôi, không ngờ ông nhận ra. Ông hỏi tôi:

– Bận lắm không?

Tôi đáp lí nhí một câu mơ hồ. Có lẽ ông đoán được tình cảnh của tôi.

– Theo tôi về khách sạn ở góc đường Broadway và đường 103 nhé? Chúng mình cùng đi bộ. Continue reading

Bài học từ trò chơi ghép hình

Chúng ta không thể mong muốn tất cả mọi thứ sẽ phải hoàn thiện ngay lập tức. Hãy để sự việc thể hiện theo đúng bản chất tự nhiên của chúng.

Khi mọi việc không trôi chảy, hãy nghỉ ngơi đôi chút. Mọi thứ sẽ khác đi khi bạn quay lại.

Đừng quên có lúc bạn phải nhìn vào bức tranh toàn cảnh. Loay hoay với những mảnh nhỏ chỉ khiến bạn nản chí.

Lòng kiên trì sẽ được đền đáp. Mọi thử thách lớn đều được giải quyết từng bước một.

Mỗi khi gặp bế tắc, hãy chuyển sang một hướng khác. Và sau đó nhớ quay lại.

Việc đầu tiên bạn cần làm là thiết lập đường biên. Có ranh giới, bạn mới cảm nhận được sự an toàn và trật tự.

Đừng ngại thử nhiều cách kết hợp khác nhau. Đôi khi chúng sẽ khít khao đến ngạc nhiên.

Bất kỳ điều gì đáng làm cũng đều đòi hỏi sự kiên trì và nỗ lực. Bạn không thể vội vã trước một thách đố lớn.

Nguồn: TTO

‘Ngôi nhà hạnh phúc’ trong toilet

Dù phải thuê một toilet cũ làm nơi sinh sống vì không đủ tiền mua nhà trong thời sốt đất, Zeng Lingjun và vợ vẫn cảm thấy tự hào khi nói đến tổ ấm đặc biệt của họ.

Zeng Lingjun sinh ra ở một ngôi làng nhỏ thuộc tỉnh Cát Lâm, đông bắc Trung Quốc. Năm 1999, cậu thanh niên 20 tuổi Zeng nhận được thư báo trúng tuyển của một trường cao đẳng cộng động ở tỉnh Hắc Long Giang sau khi tham gia kỳ thi tuyển vào cao đẳng toàn quốc. Tuy nhiên, vì hoàn cảnh gia đình quá nghèo, không thể chu cấp đủ khoản học phí 5.000 nhân dân tệ (tương đương hơn 600 USD) một năm, Zeng đành phải từ bỏ cơ hội học lên. Anh một mình đến Thẩm Dương, thành phố lớn nhất đông bắc Trung Quốc, với hành trang vỏn vẹn 50 tệ (6 USD) trong túi.

Zeng Lingjun sinh ra ở một ngôi làng nhỏ thuộc tỉnh Cát Lâm, đông bắc Trung Quốc. Anh từng đỗ vào một trường cao đẳng nhưng vì nhà quá nghèo, Zeng đành phải từ bỏ cơ hội học lên. Anh một mình đến Thẩm Dương, thành phố lớn nhất đông bắc Trung Quốc, với hành trang vỏn vẹn 50 tệ (6 USD) trong túi. Zeng kiếm sống bằng nghề đánh và sửa giày kiêm luôn thợ sửa khóa. Sự cẩn thận và tỉ mỉ của anh đã chiếm được lòng tin của rất nhiều khách và đưa họ quay lại với cửa hàng nhỏ của anh. Công việc này giúp Zeng kiếm được 2.000 tệ một tháng (hơn 300 USD) để trang trải cuộc sống.

Continue reading

5 điều hối tiếc nhất của người hấp hối

Hối tiếc vì quá mải mê với công việc mà quên đi hạnh phúc riêng; quá hèn nhát không dám sống thật như mình muốn; vì đã không giữ liên lạc với bạn bè…là điều mà những người sắp qua đời giãi bày với nữ y tá Bronnie Ware.

Nhiều năm chăm sóc và gần gũi những bệnh nhân nặng ở giai đoạn cuối, nữ y tá Bronnie Ware (người Australia) được nghe họ kể về những điều trăn trở hay hối tiếc vì đã không làm được khi còn khoẻ mạnh. Chẳng hạn, đàn ông thường tiếc nuối vì đã quá mải mê công việc mà quên đi tuổi thơ của con cái, mất đi hạnh phúc vợ chồng; trong khi số khác lại hối tiếc vì đã không sống thật với bản thân mình mà chỉ nghe theo sự chỉ đạo từ người khác…

tác giả. Ảnh: DM.
Nữ y tá Bronnie Ware, tác giả cuốn sách “Năm điều tiếc nuối nhất của người đang hấp hối”. Ảnh: DM.

Tất cả ký ức từ những cuộc trò chuyện trên được Bronnie đưa vào cuốn sách vừa xuất bản mang tên “The top five regrets of the dying” (tạm dịch là “năm điều tiếc nuối nhất của người đang hấp hối”). Trong đó, nữ y tá diễn tả rất cặn kẽ về những điều mà người ta phải đối diện khi ở vào giai đoạn cuối cuộc đời. Qua đó mỗi người cũng chúng ta có thể học hỏi và rút kinh nghiệm.

Sau đây là 5 điều hối tiếc phổ biến nhất, mà đa phần người ta đều nói rằng họ muốn thay đổi nó nếu như được lựa chọn lại:

1. “Ước chi tôi có đủ can đảm để sống một cuộc đời đúng nghĩa là của mình chứ không phải là cuộc đời mà mọi người mong muốn cho tôi”.

Lý giải về điều này, tác giả viết: “Đây là điều hối tiếc nhất của tất mọi người. Khi mà con người ta nhận ra rằng cuộc đời mình sắp kết thúc và nhìn lại rõ ràng mọi thứ đã qua. Thật dễ dàng nhận ra cả một nửa những ước mơ ấy vẫn chưa thực hiện được cho đến khi phải nhắm mắt xuôi tay cho dù bản thân họ đã lựa chọn như thế. Sức khỏe mang lại sự tự do nhưng chỉ có ít người nhận ra cho tới khi nó mất đi”.

2. “Tôi ước gì mình đã không làm việc quá cật lực”:

“Đây là điều được thổ lộ từ những nam bệnh nhân mà tôi đã từng chăm sóc. Họ đã bỏ lỡ tuổi trẻ của con cái cũng như mối tương quan vợ chồng. Mặc dù các nữ bệnh nhân cũng nói về điều này nhưng hầu hết họ thuộc thế hệ cũ, thời mà phụ nữ không phải là người trụ cột gia đình. Trong khi đó tất cả những nam bệnh nhân mà tôi chăm sóc đều giãi bày sự hối hận sâu sắc vì đã bị cuốn vào vòng xoáy công việc để mưu sinh”.

3. “Tôi ước gì đủ can đảm để bày tỏ cảm xúc của mình”:

“Nhiều người luôn kìm nén cảm xúc của mình chỉ vì muốn ‘dĩ hoà vi quý’ với mọi người. Hệ quả là họ phải sống một cuộc sống tầm thường và không trở thành người như họ thực sự mong muốn. Nhiều người vì thế mà bị ức chế, phẫn uất dẫn đến bệnh tật”.

4. “Giá như tôi ước vẫn giữ được liên lạc với bạn bè của mình”:

Theo Bronnie, thông thường người ta không nhận ra tầm quan trọng và giá trị thực sự của những người bạn cũ cho đến thời điểm vài tuần lễ trước khi chết, song lúc đó thì họ không thể tìm lại được nữa. “Nhiều người đã quá mải mê vun vén cho cuộc sống riêng của mình mà quên đi mối dây giao kết với bạn bè. Cũng có nhiều người hối hận sâu sắc vì đã không dành thêm thời gian và những nỗ lực đáng có cho bạn bè. Tất cả họ đều nhớ đến bạn bè khi sắp lìa đời”, tác giả cuốn sách viết.

5. “Ước gì tôi đã để bản thân mình được sống hạnh phúc hơn”:

“Đây là nỗi hối tiếc phổ biến. Thật ngạc nhiên bởi nhiều người đã không nhận ra điều này rằng, cuối cùng hạnh phúc là một sự lựa chọn. Họ bị mắc kẹt trong những khuôn mẫu và thói quen cũ, nó tạo cho họ cảm giác ‘thoải mái’ giả tạo. Nỗi sợ hãi phải thay đổi bản thân khiến họ phải sống giả vờ với người khác cũng như với chính bản thân họ”.

“Vậy còn bạn, điều mà bạn hối tiếc nhất cho đến nay là gì? những gì bạn sẽ cố gắng đạt được hoặc thay đổi trước khi từ giã cõi đời?”, câu hỏi ấy tiếp tục đặt ra cho mỗi người chúng ta.

Thi Trân


Cà phê và tách

(Hoathuytinh.com) Một nhóm bạn học nay thành đạt rủ nhau về thăm thầy cũ. Sau một hồi trò chuyện, họ bắt đầu kể lể, than phiền về những sức ép trong công việc cũng như trong cuộc sống. Nghe vậy, người thầy vào bếp lấy cà phê mời học trò cũ của mình.

Mài bén luỡi dao

Photobucket

Một thanh niên đến gặp trưởng một nhóm đốn gổ xin việc làm . Người này trả lời :

– Để xem anh đốn cái cây này như thế nào đã .

Người thanh niên bước tới và đốn cái cây to đó 1 cách rất kỹ thuật . Quá ấn tượng , người trưởng nhóm nói :

– Tốt , thứ hai anh bắt đầu .

Thứ hai , thứ ba , thứ tư , thứ năm trôi qua . Vào chiều thứ năm , người trưởng nhóm nói với người thanh niên :

– Anh có thể nhận tiền công ngày hôm nay .

Giật mình , người thanh niên nói :

– Tôi nghĩ ông sẽ trả lương ngày thứ sáu .

– Bình thường là vậy , nhưng chúng tôi quyết định cho anh nghỉ việc vì tiến độ công việc của anh quá chậm . Bảng chấm công thể hiện điều đó rất rõ.

– Nhưng tôi làm việc rất chăm chỉ – người thanh niên phản đối – Tôi tới sớm nhất , ra về trể nhất và làm luôn trong giờ nghỉ trưa .

Người trưởng nhóm thấy người thanh niên này rất thành thật nên ông suy nghỉ 1 lát rồi hỏi :

– Anh có mài lưởi cưa của mình không ?

Người thanh niên trả lời :

– Không ạ , tôi đã làm việc liên tục nên chẳng còn thời gian cho việc đó .

Cuộc sống của chúng ta cũng như vậy đó . Đôi khi chúng ta quá bận rộn để “mài bén lưỡi cưa”. Trong thế giới ngày hôm nay ,mọi người bận rộn hơn bao giờ hết nhưng cũng kém hạnh phúc hơn bao giờ hết. Taị sao vậy? Có phải chúng ta đã quên cách làm thế naò để mình luôn bén hay không ?

Làm việc chăm chỉ chẳng có gì sai cả , nhưng chúng ta cũng cần lắm chứ thời gian để nghỉ ngơi , để suy nghĩ và chiêm nghiệm, để học và để trưởng thành. Nếu chúng ta không dành thời gian để mài bén lưỡi cưa, chúng ta sẽ cùn dần đi và đánh mất đi tính hiệu quả trong công việc .